10 bài tập tình huống môn Kỹ năng giao tiếp

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống và công việc là điều mà bất cứ ai cũng biết. Tuy nhiên làm sao để bản thân đạt được khả năng giao tiếp thông minh và tinh tế là điều không dễ dàng. Chúng ta thường thấy nhiều người vẫn hay nhận xét về một người khác rằng “họ rất khéo léo, thông minh” hay “họ thật vô duyên”. Đây là những nhận xét về hành động, cách ứng xử và đặc biệt là khả năng giao tiếp của một người. Có thể thấy rằng, kỹ năng giao tiếp tác động rất lớn đến thiện cảm của những người xung quanh với người nói. Vì vậy, nắm chắc và thực hành thành thạo 10 bài tập tình huống môn kỹ năng giao tiếp dưới đây là điều rất cần thiết.

Mục lục

Tình huống 1: Đối đáp theo lối mềm mỏng, ý nghĩa sâu sa

Thẳng thắn là cách bày tỏ nhanh chóng và chính xác những quan điểm của bản thân với người đối diện, và cũng là cách “sống đẹp” được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên không phải tình huống nào bạn cũng có thể thẳng thắn nói ra những suy nghĩ của mình. Chính vì vậy mà người xưa có câu “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Tình huống bạn cần giao tiếp mềm mỏng nhưng sâu sa là khi bạn đang muốn phê bình hay phản đối ý kiến của người khác.

Thay vì bày tỏ sự khó chịu và cáu gắt, to tiếng, hãy nhẹ nhàng nói chuyện với họ và đưa ra ý kiến của riêng mình. Tuy nhiên, lời nói và ý hiểu trong câu nói của bạn cũng vẫn phải mang những thông điệp sâu xa, chỉ ra lỗi sai và cách khắc phục cho người đối diện.

Tình huống 2: Xoay chuyển tình thế có lợi cho bản thân

Trong cuộc sống đời thường, rất nhiều lúc chúng ta phải gặp những tình huống bất lợi, cần sự nhanh nhạy để xử lý, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Lú này, kỹ năng giao tiếp khôn khéo theo kiểu đàm phán với đối phương sẽ có tác dụng. Không phải trong bất kỳ tình huống bất lợi nào, chúng ta cũng sẽ hết đường lui, mà bạn phải biết tự tạo đường lui cho mình.

Nhìn vào lịch sử, kỹ năng giao tiếp đàm phán cũng đã được sử dụng rất nhiều. Không ít lần quân ta rơi vào tình huống nguy cấp, đứng trước những thất bại nặng nề kể cả chiến tranh phong kiến và chiến tranh hiện đại. Thế nhưng nhờ khả năng đàm phán tốt, các vị lãnh đạo anh minh đã có thể lật ngược được thế cờ, lui về và chuẩn bị cho những phản công lớn, toàn diện hơn.

Tình huống 3: Sử dụng kỹ năng giao tiếp hài hước

Trong 10 bài tập tình huống môn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng sự hài hước vào cuộc đối thoại là cách hiệu quả nhất. Trên thực tế, sử dụng sự hài hước có thể áp dụng và đạt hiệu quả cao trong rất tình huống khác nhau. Khi bạn giao tiếp với một người đang cáu giận thì hài hước sẽ như là một “chiếc van an toàn”, vừa giúp không khí xung quanh bớt căng thẳng, người đó giảm sự bực tức và chính bạn cũng không bị mất cảm xúc cân bằng. 

Không chỉ thế, trong cuộc sống hằng ngày, giao tiếp hài hước cũng có tác dụng rất lớn. Đây là một “liệu pháp tinh thần” hiệu quả để tạo môi trường sống vui tươi đầy sức sống. Ngoài ra, nếu bạn đang muốn mở “cánh cửa lòng” của người mà bạn để ý thì giao tiếp hài hước cũng là cách hiệu quả. Bạn sẽ luôn nổi bật hơn trong môi trường của bạn nhờ sự hài hước và dễ gây thiện cảm với người ấy hơn vì ai cũng dễ thích những người thường làm cho họ cười.

Tình huống 4: Giao tiếp đi thẳng vào vấn đề chính

Có rất nhiều trường hợp chúng ta không thể đi vòng vo, nói quanh co mà phải đi thẳng vào vấn đề chính. Những lúc này, bạn cần phải bày tỏ nhanh chóng, thẳng thắn, rõ ràng về quan điểm, suy nghĩ của bản thân. Không chỉ là cách nói chuyện mà thái độ, giọng điệu của bạn cũng cần cứng rắn, chắc chắn để người đối diện tin tưởng. Đó có thể là bàn luận để đưa ra giải pháp trong cuộc họp hay những vấn đề khẩn cấp.

Tình huống 5: Sử dụng truyện ngụ ngôn để nói ẩn ý

Trong các tình huống giao tiếp, không phải lúc nào bạn bày tỏ suy nghĩ bằng những ngôn từ trực tiếp cũng đem lại hiệu quả. Thậm chí, nếu không đủ khéo léo, có thể gây ra tác dụng ngược, hoặc nếu quá ý tứ sẽ làm người nghe không hiểu được ý sâu sa của bạn. Do vậy, còn một cách khác là sử dụng truyện ngụ ngôn. Bạn có thể kể cho đối phương câu chuyện ngụ ngôn mang thông điệp mà bạn muốn nhắc nhở tới người nghe để họ tự hiểu ra vấn đề.

Về mặt hình thức, đó chỉ là bạn kể chuyện nhưng sâu xa là bạn đang nhắc nhở họ. Cách nói này mang lại hiệu quả tốt nhưng cần lưu ý, phải chọn câu chuyện phù hợp với hoạt cảnh và người nghe phải có trình độ đủ tương đương với lối nói chuyện này. Nếu không, họ sẽ không hiểu ý của bạn và cách này hoàn toàn không có tác dụng.

Tình huống 6: Xử lý những yêu cầu vô lý từ người khác

Đây cũng là tình huống khá khó xử trong 10 bài tập tình huống môn kỹ năng giao tiếp. Rất nhiều lúc bạn sẽ gặp những người đưa cho bạn những yêu cầu hết sức vô lý nhưng lại không thể thẳng thừng từ chối hay dùng thái độ không tốt để đáp trả. Đặc biệt đối với khách hàng, bạn cần phải xử lý cho khéo léo và ổn thỏa. 

Hãy cứ thừa nhận yêu cầu của họ là tốt và hiệu quả, sau đó bạn phân tích lại những lý do không thể thực hiện được các công đoạn đó. Ngoài ra, nên cảnh báo những nguy hiểm, rủi ro trong các phương hướng mà họ đưa ra.

Tình huống 7: Thuyết phục đối phương theo quan điểm của bạn

Gần giống như tình huống 6, nhưng những đối tượng mà tình huống 7 hướng tới sẽ khó khăn hơn. Nếu đó là sếp, ông bà, bố mẹ của bạn, đưa ra những yêu cầu khó để thực hiện, bạn cũng hãy áp dụng cách 6. Trước tiên cần lắng nghe họ trước, bày tỏ sự đồng cảm nhất định và thuyết phục họ theo bạn khi họ đã sẵn sàng lắng nghe. Đừng tranh lượt lời của nhau vì dễ gây nên xung đột. Hãy nhớ trong quá trình thuyết phục họ, bạn cần phải luôn giữ thái độ đúng với vai trò và thứ bậc của mình, đừng ở cương vị ngang hàng họ để nói.

Tình huống 8: Tìm sức mạnh từ sự ủng hộ của đồng minh

Trong những cuộc giao tiếp đông người, và bạn phải nêu lên quan điểm của mình thì tìm sự ủng hộ từ đồng minh là cách hiệu quả. Khi số đông theo bạn, bạn cũng dễ dàng có được lợi thế hơn và khiến đối phương phải đồng thuận với bạn.

Tình huống 9: Kỹ năng giao tiếp khi tranh luận

Tranh luận là điều nên có và cần được phát huy vì nó sẽ giúp vấn đề được sáng tỏ, hai người học hỏi được nhiều điều từ đối phương thông qua tranh luận. Vì vậy đây là bài tập tình huống môn kỹ năng giao tiếp rất cần thiết. Tuy nhiên đây là tranh luận tích cực, và bạn cần phải chú ý những điều sau để tránh tranh luận tiêu cực, dẫn đến mâu thuẫn.

– Thái độ công bằng, không vượt quá giới hạn cho phép.

– Giọng điệu chắc chắn nhưng mềm mỏng, bạn cũng có thể cười nhẹ để làm dịu không khí

– Tranh luận xoay quanh vấn đề cần bàn đến

Tình huống 10: Thuyết phục đối phương bằng hành động

Hành động là cách hiệu quả nhất để thuyết phục một người tin tưởng bạn. Có thể áp dụng cách này vào công việc, chuyện tình cảm, gia đình,…. đều có hiệu quả. Để hành động thành công, bạn cần:

– Mục đích rõ ràng, không vụ lợi

– Có kế hoạch chi tiết

– Nhờ sự ủng hộ của số đông

Như vậy, với 10 bài tập tình huống môn kỹ năng giao tiếp trên đây, bạn có thể dễ dàng xử lý rất nhiều vấn đề trong giao tiếp. Chúc các bạn thành công!

Click to rate this post!

[Total: 2 Average: 4.5]

Kỹ năng - Tags: