5 Kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp thông minh, khéo léo

Kỹ năng giao tiếp là một trong kỹ năng mềm quan trọng nhất của cuộc sống hiện đại ngày nay. Bất cứ ai cũng cần phải giao tiếp để duy trì cuộc sống thường nhật, sẻ chia cảm xúc và cao hơn là để phục vụ cho công việc. Giao tiếp là yếu tố chính để đạt được kết quả mà bạn mong muốn trong công việc như bán được hàng, kí kết hợp đồng thành công,… Trong kỹ năng giao tiếp lại được chia thành nhiều kỹ năng nhỏ khác, một trong số đó là kỹ năng đặt câu hỏi. Cùng tìm hiểu 5 kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp để bạn luôn là người thông minh, khéo léo và dễ dàng đạt được những kết quả mong muốn.

Mục lục

1. Dạng câu hỏi đóng – mở

Đây là dạng câu hỏi được sử dụng nhiều nhất hiện nay, phù hợp với kiểu hỏi trực tiếp vào vấn đề để dễ dàng nắm bắt trọng tâm của câu chuyện. Câu hỏi đóng thường ở dạng lựa chọn, nên câu trả lời thu về cũng thường là một từ hoặc một câu rất ngắn. Ví dụ như “Bạn có thích mưa không?”, thì câu trả lời thu về cũng sẽ chỉ là “có” hoặc “không”. Câu hỏi đóng sẽ đóng vai trò kết thúc cuộc trò chuyện và thường dùng để:

– Kiểm tra khả năng hiểu vấn đề của người đối diện và thu về kết qua chính xác nhất cho bản thân: “Tôi có được tăng lương nếu làm tốt không?”

– Kết thúc một cuộc đàm phán, một cuộc thảo luận: “Tất cả mọi người đều đồng ý với cách giải quyết này chứ?”

– Khảo sát ý kiến khách hàng trong các biểu mẫu: “Bạn có hài lòng với dịch vụ của chúng tôi không?”

Câu hỏi mở giống như tên gọi của nó, thường là mở rộng thêm vấn đề, đi vào chi tiết. Câu hỏi này sẽ gợi mở để bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm của người trả lời và thường nhằm mục đích:

– Dẫn dắt câu chuyện đi xa hơn: “Bạn nghỉ phép làm gì thế?”

– Tìm hiểu nhiều thông tin hơn: “Kỳ nghỉ phép của bạn như thế nào?”

– Tham khảo thêm ý kiến của người đối diện: “Nếu bạn là tôi, bạn sẽ làm như thế nào?”

2. Câu hỏi dạng hình nón

Giống như tên của câu hỏi, dạng hỏi này sẽ thường bắt đầu bằng một câu hỏi chung nhất, sau đó sẽ đi vào những câu hỏi chi tiết hơn. Với kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp, cách hỏi này thường dùng trong điều tra phá án, tra hỏi nhân chứng và tội phạm.

Ví dụ:

– Vụ cướp có bao nhiêu người?

– Khoảng 5 người

– Chiều cao trung bình của từng người?

3. Câu hỏi dạng thăm dò

Câu hỏi dạng thăm dò thường dùng để

– Người hỏi hiểu rõ vấn đề cụ thể chi tiết hơn: “Bạn có cần xem bản mô phỏng trước khi sản phẩm hoàn thành không?”

– Làm sáng tỏ tính khả thi của luận điểm mà người đối diện vừa nói: “Vì sao bạn nghĩ rằng chiến lược này sẽ giúp tăng hiệu quả bán hàng trên thực tế?”

Đối với cách hỏi thăm dò, bạn có thể sử dụng công thức “5 Whys” để đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Câu hỏi dạng dẫn dắt

Đây là câu hỏi cần sự khéo léo và cách xử lý tình huống tinh tế nhất trong cả 5 kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp.  Đối với cách hỏi này, bạn sẽ đưa ra quyết định kết luận cuối cùng nhưng không khiến người nghe có cảm giác bị áp đặt. Bạn dẫn dắt câu chuyện và làm cho người đối diện cảm thấy họ đang được quyền lựa chọn. Câu hỏi dạng dẫn dắt thường là câu hỏi đóng.

5. Câu hỏi dạng tu từ

Câu hỏi dạng tu từ không hẳn là một câu hỏi, nó thường giống như câu nói để biểu thị thông tin hiển nhiên, đã có sẵn nhưng thu hút sự đồng thuận từ người nghe.

Ví dụ: Khi Hà Nội vào mùa đông chắc sẽ lạnh lắm nhỉ? – Đúng rồi, mùa đông Hà Nội nhiệt độ không cao.

Như vậy, cách đặt câu hỏi cũng cần những kỹ năng khéo léo để luôn là một người thông minh khi giao tiếp và ứng xử. Với 5 kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp trên đây, chắn chắn sẽ giúp bạn làm chủ trong mọi tình huống của cuộc trò chuyện.

Click to rate this post!

[Total: 2 Average: 5]

Kỹ năng - Tags: