Tư cách pháp nhân là gì? 4 Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Bạn đã hiểu tư cách pháp nhân là gì chưa? Cùng tìm hiểu khái niệm tư cách pháp nhân và 4 điều kiện để có tư cách pháp nhân trong bài viết này.

Mục lục

Khái niệm pháp nhân là gì?

Pháp nhân là một tổ chức có đầy đủ tư cách pháp lý một cách độc lập, có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như kinh tế, giáo dục, y tế,…. đã được quy định trong pháp luật của nước ta. Đây là một khái niệm đã được định nghĩa trong luật học, dùng để phân biệt với tư cách khác là thể nhân (cá nhân). Pháp nhân chính là một chủ thể pháp luật, có thể ví dụ như Đảng Cộng sản Việt Nam, Tòa án,  Ủy ban nhân dân các cấp,…

Tư cách pháp nhân là gì? 4 điều kiện để có tư cách pháp nhân

Những tổ chức pháp nhân được pháp luật Nhà nước công nhận thì đều có tư cách pháp nhân. Và khi một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân thì họ cũng có đầy đủ quyền cũng như nghĩa vụ như quy định của một pháp nhân đã được quy định.

Để một tổ chức pháp nhân được công nhận, theo điều 94 Bộ luật Dân sự cần hội tụ đủ 4 điều kiện sau đây:

– Tổ chức được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Tổ chức có cơ cấu chặt chẽ và minh bạch

– Có tài sản riêng, độc lập với mọi tổ chức, cá nhân và tự chịu trách nhiệm thông qua tài sản đó

– Nhân danh bản thân tham gia vào các quan hệ pháp luật độc lập

Để hiểu rõ hơn về 4 điều kiện này, cần đi vào phân tích chi tiết tư cách pháp nhân theo từng điều kiện.

1. Tổ chức được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam

Như đã nói ở trên, một pháp nhân là cách để nói về một tổ chức chứ không phải một cá nhân. Thêm vào đó, tổ chức này phải được các cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì mới được công nhận là pháp nhân. Tư cách pháp nhân của tổ chức này cũng bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày cấp giấy chứng nhận thành lập.

Dựa theo điều kiện trên, một doanh nghiệp cũng được gọi là một pháp nhân nếu được pháp luật Nhà nước đồng ý và cấp giấy. Do đó, doanh nghiệp tư nhân không được coi là một pháp nhân do không đủ điều kiện theo Bộ luật Dân sự.

Tên gọi một pháp nhân cũng được quy định chặt chẽ. Tên phải có dấu tiếng Việt đầy đủ, thể hiện rõ tổ chức thuộc loại hình nào và có thể phân biệt với tổ chức khác trong cùng lĩnh vực. Tổ chức đó cũng bắt buộc phải dùng tên gọi pháp nhân khi giao dịch dân sự.

2. Tổ chức phải có cơ cấu chặt chẽ và minh bạch

Ngoài tên gọi, pháp nhân phải có các điều kiện cơ cấu tổ chức chặt chẽ, đáp ứng đúng các quy định như:

– Điều lệ của pháp nhân phải do người sáng lập tạo ra hoặc do các cơ quan, tổ chức sáng lập quy định.

– Môt pháp nhân cần có các cơ quan điều hành, các bộ phận và phòng ban được quy định như trong điều lệ hoạt động hoặc quyết định thành lập

– Pháp nhân phải có con dấu riêng do người đại diện của tổ chức sử dụng và quản lý.

3. Có tài sản riêng, độc lập với mọi tổ chức, cá nhân và tự chịu trách nhiệm thông qua tài sản đó

Theo như trong định nghĩa tư cách pháp nhân là gì thì để được công nhận, tổ chức đó cần phải có tài sản riêng. Tài sản này sẽ do tổ chức tự quản lý, dùng trong những giao dịch của tổ chức, không liên quan đến tài sản của các cá nhân là thành viên của tổ chức đó. Vì vậy, những thành viên của tổ chức cũng chỉ cần chịu trách nhiệm trong phạm vị góp vốn vào tổ chức. Đây cũng là sự khác biệt rõ nhất giữa pháp nhân với thể nhân.

4. Nhân danh bản thân tham gia vào các quan hệ pháp luật độc lập

Pháp nhân có thể nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện của tổ chức. Các vai trò có thể là nguyên đơn, bị đơn, trọng tài, người liên quan trước tòa,… Trong trường hợp người đại diện không đủ khả năng chịu trách nhiệm trước pháp nhân thì có thể thay người mới thông qua bầu cử của các thành viên.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về tư cách pháp nhân là gì cũng như các điều kiện được công nhận của pháp nhân. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ về các khái niệm này. Chúc các bạn thành công!

Click to rate this post!

[Total: 0 Average: 0]

Luật - Tags: