Chính sách tiền tệ là gì? 3 mục tiêu của chính sách tiền tệ

Chúng ta thường xuyên nghe thấy cụm từ lạm phát, khiến giá trị của đồng tiền bị giảm đi rất nhiều. Hoặc các tình hình khác mà bạn vẫn thường xuyên thấy như giá vàng thay đổi, bình ổn giá cả thị trường, điều chỉnh giá bán các mặt hàng,… Đây đều là các vấn đề mà chính sách tiền tệ hướng tới và giải quyết để mang đến thị trường ổn định cho người dân, giảm các rủi ro phát sinh. Vì vậy, các chính sách điều chỉnh tiền tệ vừa gần gũi với cuộc sống thường nhật, vừa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy, chính sách tiền tệ là gì? Các mục tiêu chính mà chính sách này hướng tới là gì?

Mục lục

Khái niệm chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ là chính sách thuộc kinh tế vĩ mô của Nhà nước, do Ngân hàng trung ương đề xuất, khởi thảo và thực nghiệm vào thực tế. Thông qua các công cụ và biện pháp riêng để Ngân hàng trung ương đạt được các mục tiêu đề ra như: ổn định giá cả thị trường, giá trị đồng tiền, tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chính sách tiền tệ thường được xác lập theo 2 hướng, tùy vào tình hình kinh tế của mỗi quốc gia để lựa chọn hướng phát triển cho phù hợp.

– Chính sách tiền tệ theo hướng mở rộng bao gồm: tăng nguồn cung tiền cho thị trường, áp dụng các chính sách giảm lãi suất để thúc đẩy hoạt động phát triển kinh tế, giảm tình trạng thất nghiệp nhưng tăng tình hình lạm phát. Đây là các nguyên lý điều chỉnh để chống thất nghiệp.

– Chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt gồm: giảm nguồn cung tiền tệ, tăng phần trăm lãi suất để giảm hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh, từ đó giúp kiềm chế lạm phát nhưng tình hình thất nghiệp tăng. Đây là các nguyên lý điều chỉnh để ổn định giá cả thị trường và giá trị đồng tiền.

Theo quá trình nghiên cứu, theo dõi tình hình phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới, chính sách tiền tệ được phân chia và định nghĩa theo nhiều khái niệm khác nhau. Phổ biến nhất là 6 khái niệm sau:

1. Khái niệm chính sách tiền tệ nghĩa rộng

Chính sách này là quá trình điều khiển toàn bộ khối lượng tiền đang có trong nền kinh tế để phân bố hiệu quả các nguồn tài nguyên. Từ đó giúp cân đối tình hình kinh tế, tăng các mục tiêu tăng trưởng và bình ổn giá cả thị trường để ổn định giá trị đồng tiền.

2. Khái niệm chính sách tiền tệ nghĩa hẹp

Trong khái niệm chính sách tiền tệ là gì còn có khái niệm nghĩa hẹp. Chính sách này nhằm đảm bảo cho số lượng tiền sẽ tăng trong một năm tới tương ứng với các chỉ số tăng trưởng kinh tế và mức lạm phát. Từ đó giúp ổn định giá trị của đồng tiền, đạt được các mục tiêu vĩ mô kinh tế cao hơn.

3. Khái niệm chính sách tiền tệ theo quốc gia

Khái niệm này bao gồm tất cả các chính sách được đưa ra của Nhà Nước pháp quyền để ổn định giá trị tiền tệ. Sau đó là cơ sở để đạt các mục tiêu trong chính sách kinh tế, và là đà phát triển để ổn định đồng tiền quốc gia.

4. Khái niệm chính sách tiền tệ theo Trung ương

Là tổng thể tất cả những biện pháp, công cụ mà Ngân Hàng Trung Ương đưa ra để điều tiết số lượng tiền tệ, tín dụng. Là cơ sở để ổn định tiền tệ, từ đó đạt được các mục tiêu về kinh tế vĩ mô.

5. Khái niệm chính sách tiền tệ theo hướng mở rộng

Ở khái niệm này, chính sách tiền tệ có nhiệm vụ tăng nguồn cung tiền, khuyến khích mở rộng kinh doanh, tạo việc làm. Chính sách này để chống suy thoái nền kinh tế và giảm thất nghiệp.

6. Khái niệm chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt

Chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt sẽ giảm nguồn cung tiền, hạn chế mở rộng đầu tư kinh doanh, để chống lạm phát và sự phát triển quá cao của nền kinh tế. Từ đó giúp đất nước đạt được những mục tiêu kinh tế lớn hơn.

Chính sách tiền tệ là gì: 3 mục tiêu chính 

Chính sách tiền tệ còn được gọi là Chính sách lưu thông tiền tệ, thường có 3 mục tiêu chính như sau:

1. Kiểm soát tình trạng lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền

Ngân Hàng Trung Ương có thể thông qua các Chính sách tiền tệ để điều chỉnh giá trị tăng hay giảm của đồng tiền trong nước. Một đất nước được đánh giá là có giá trị đồng tiền ổn định sẽ dựa vào 2 yếu tố: sức mua đối nội trong nước và sức mua đối ngoại so với quốc tế.

Các chính sách bình ổn giá trị đồng tiền không đồng nghĩa với giá trị lạm phát bằng 0. Do khi chỉ số lạm phát bằng 0 thì kinh tế không thể phát triển, mà chỉ số này thường được đặt ở một mức nhất định, từ đó kích thích tăng trưởng các mục tiêu kinh tế.

2. Giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước

Tỷ lệ thất nghiệp phụ thuộc vào chính sách tiền tệ mở rộng và thắt chặt. Lúc này để giảm thất nghiệp, chính phủ sẽ cần thực hiện theo các nguyên tắc của hai khái niệm này. Vì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tỷ lệ nghịch với lạm phát nên để giảm thất nghiệp sẽ phải chấp nhận lạm phát tăng.

3. Tăng trường kinh tế

Đây luôn là mục tiêu vĩ mô của bất kì đất nước nào. Trong đó, để phục vụ mục tiêu này thì bình ổn giá trị đồng tiền là yếu tố quan trọng nhất vì nó thể hiện sự tin tưởng của người dân với Chính phủ. Ngoài ra 2 mục tiêu trên phải đạt được và cân bằng thì mới có thể tăng trưởng kinh tế.

Trên đây là những thông tin tỉ mỉ nhất giúp bạn hiểu chi tiết nhất về chính sách tiền tệ là gì cũng như các mục tiêu, cách thức hoạt động của chính sách này. Chúc các bạn thành công!

Click to rate this post!

[Total: 0 Average: 0]

Tiền tệ - Tags: