Chiến lược Marketing của Biti’s Hunter được thực hiện như thế nào?

Đi qua ánh hào quang của những năm thập niên 90, từ năm 2000 trở đi đánh dấu sự suy thoái của Biti’s khi không thể cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài như Nike hay Adidas. Tuy nhiên 2017 là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự “thức tỉnh” và vươn mình mạnh mẽ của thương hiệu Việt đang bên bờ sụp đổ này. Không chỉ tăng doanh thu vượt trội, cách làm của Biti’s còn khiến thương hiệu này trở nên gần gũi, đầy thiện cảm và quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam. Vậy chiến lược marketing của Biti’s Hunter – một dòng sản phẩm đánh dấu sự trở lại của thương hiệu giày Việt này là gì?

Mục lục

Cuộc “thay máu” để vực dậy tương đồng giữa Biti’s và Nike

Cùng làm Marketing trong một thời điểm như nhau, cùng đánh mạnh vào yếu tố “người Việt dùng hàng Việt” nhưng trong khi Bphone thất bại thảm hại thì Biti’s lại vươn mình thành một thương hiệu lớn. Và hướng đi khác biệt chính là cách để Biti’s đạt được thành công. Đầu năm 2017, báo chí đã tốn không ít bút mực cho cả hai cái tên từ thương hiệu Việt này nhưng cho đến năm 2019, trên thị trường dường như chỉ còn lại Biti’s được chú ý và tăng trưởng tốt.

Thời kỳ hoàng kim

Nhìn lại cách làm Marketing và hướng đi của Biti’s sẽ thấy giống như sự vực dậy mà Phil Knight – người sáng lập ra Nike đã thực hiện trước đây. Những năm thập niên 70, Nike là đại diện cho dòng thương hiệu chạy bộ với doanh thu tăng “chóng mặt”, từ 28.7 triệu USD vào năm 1943 đến 867 triệu USD vào năm 1983. Đây là thời kỳ hoàng kim của thương hiệu gia công giá rẻ này.

Sự trở lại ngoạn mục

Tuy nhiên đến đầu năm 1984, là thời kỳ đánh dấu sự “tuột dốc không phanh” của thương hiệu này khi doanh thu giảm tới 867 lần chỉ trong 1 năm.  Cũng trong quý I năm đó, thương hiệu này ghi nhận sự thu lỗ đầu tiên. Ngược lại, nhờ sự quyết định sáng suốt và nhanh chóng của Phil Knight, đến cuối năm 1984, doanh thu của Nike đã ở mức “chót vót” với 900 triệu USD và vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Quyết định sáng suốt

Cú “thay máu” ngoạn mục này là nhờ sự hợp tác giữa Nike với Michael Jordan, cầu thủ bóng rổ đạt vô số thành tích khủng. Những thành tích mà cầu thủ này đạt được cũng tương đồng với sự tăng trưởng doanh thu của Nike và giúp thương hiệu này “sống lại”.

Chiến lược Marketing của Biti’s Hunter thực hiện thế nào?

Nhìn vào cách mà thương hiệu này xây dựng từng bước cho chiến lược Marketing của mình, có thể thấy đây là kế hoạch được thực hiện trên nền tảng của công thức AIDA. Mỗi bước đều được tính toán rất kỹ và “làm cho tới”, mang lại thành công ở từng bước chứ không chỉ là “làm nửa vời” như nhiều thương hiệu trước đây đã từng.

Awareness: Gây chú ý mạnh mẽ

Với mục tiêu muốn gây chú ý mạnh trên thị trường, đạt được tính nổi bật để nhà nhà người người đều nhắc đến cái tên: Biti’s, thương hiệu này đã làm rất thành công bằng loạt Viral Video. Chọn 2 cái tên đang gây sự chú ý lớn lúc bấy giờ trong giới trẻ, cũng là đối tương khách hàng tiềm năng của dòng sản phẩm Biti’s Hunter là Sơn Tùng M-tp và Soobin Hoàng Sơn.

Với Sơn Tùng M-tp là một cú hick xuất phát điểm ngoạn mục khi kết hợp cùng nam ca sĩ có hướng đi mới trong âm nhạc và có lượng fan cũng như anti-fan khủng. Đặc biệt trong MV “Lạc Trôi”, bối cảnh được dựng là cảnh cổ trang, sự phối hợp khéo léo với đôi giày thể thao trong một MV cổ trang thực sự có thể tạo được độ Viral tự nhiên, khiến báo chí phải tự nhắc đến mà không cần tác động nào khác. Thêm vào đó, lượng fan và anti – fan lớn của Sơn Tùng M-tp cũng sẽ tự nhiên “khai phá triệt để” chi tiết này, và thành tích mang lại là đôi giày được nam ca sĩ sử dụng “cháy hàng” trong thời gian “chớp nhoáng”.

Với Soobin Hoàng Sơn, Biti’s đánh vào yếu tố Homing, tức là trở về nhà khi đến tết. Không đi theo lối mòn với cách mà nhiều người đã triển khai ý tưởng này, Biti’s dùng xu hướng đi trải nghiệm đang lên ngôi của giới trẻ cùng tình cảm gia đình và âm nhạc bắt tai để lấy được sự gần gũi, thiện cảm của khách hàng.

Interest: Tạo hiệu ứng yêu thích sản phẩm với thị trường

Một sản phẩm được coi là hot khi có nhiều người cùng sử dụng nó, đặc biệt trào lưu đó đi từ những người nổi tiếng thì nó càng có sức lan tỏa mạnh mẽ. Thương hiệu này rất thông minh khi tận dụng xu hướng này vào ngay sau thời điểm 2 MV Viral được tung ra trong chiến lược Marketing của Biti’s Hunter. Sử dụng rất nhiều KOLs cùng lúc đăng hình lên các trang mạng xã hội, Biti’s đã thành công để tạo độ hot cho sản phẩm ở bước này.

Desire: Kích thích nhu cầu dùng sản phẩm của khách hàng

Sau khi đã phủ sóng ở phần hình ảnh thì phủ sóng ở mặt trận tin tức là điều cần làm tiếp theo. Lúc này Biti’s dùng một loạt các tựa báo đánh vào tâm lý của khách hàng mà trước tiên là lợi thế sử dụng hàng Việt Nam – tinh thần yêu nước. Những bài báo phủ đầu như “Xuất khẩu da giày top đầu thế giới, nhưng người Việt đang ngày càng ít đi giày Việt”,… được phủ sóng rầm rộ. Tiếp theo, là loạt bài giới thiệu trực tiếp vào sản phẩm, đánh vào nhiều yếu tố từ chất lượng đến thương hiệu Việt, thiết kế để người đọc dễ dàng bị thuyết phục và yêu mến hãng giày này.

Action: Để khách hàng hành động mua sản phẩm

Sau khi đã làm khách hàng “quen mặt đọc tên” với thương hiệu, đặc biệt là dòng Biti’s Hunter thì đây là lúc hãng giày này “rút ví” của người tiêu dùng. Với nhiều người dù đã yêu thích nhưng vẫn còn băn khoăn, Biti’s tung ra chính sách giảm giá theo khung giờ và hàng ngàn mã voucher. Thêm vào đó, sản phẩm còn được bày bán trên các trang mua sắm điện tử trực tuyến giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và thực hiện mua sắm hơn.

Công thức AIDA không có gì xa lạ trong giới truyền thông nhưng không ít thương hiệu đã thất bại khi áp dụng công thức này. Với chiến lược Marketing của Biti’s Hunter, họ đã khéo léo và thông minh khi kết hợp hài hòa và liên tục cả 4 yếu tố, tận dụng triệt để tiềm năng của từng yếu tố. Đây là bài học mà rất nhiều thương hiệu khác phải học tập Biti’s.

Click to rate this post!

[Total: 1 Average: 5]

Marketing, Thương hiệu - Tags: