4 “ông lớn” với những chiến lược Marketing thất bại ở Việt Nam

Đối với một công ty, hay một sản phẩm bất kỳ để đến tay người tiêu dùng và có sự bùng nổ nhất định cần có một chiến lược quảng bá, marketing hợp lý. Marketing chính là công cụ, chìa khóa vàng giúp rất nhiều công ty, nhãn hàng có thể tồn tại và thành công tại Việt Nam.

Khi nói đến những chiến dịch quảng bá thành công ta có thể kể đến như Go-Việt, Vinfast, Highlands… Tuy nhiên, tại Việt Nam có không ít những chiến lược sai lầm của nhiều ông lớn, và dẫn đến một cái kết buồn. Hãy cùng điểm qua về 4 “ông lớn” với những chiến lược Marketing thất bại ở Việt Nam trong bài viết dưới đây.

những chiến lược marketing thất bại tại Việt Nam

Mục lục

Ông lớn Uber tại thị trường quốc tế và sự rút lui buồn bã tại thị trường Việt Nam

Một bước tiến dầm dộ vào thị trường châu Á vào những 2011 đã mang lại cho Uber một thành công vang dội, và dần dần xâm chiếm vào thị trường châu Mỹ và nhiều thành phố lớn tại Châu Âu. Như một bước đệm và ước mơ chiếm được miếng bánh ngon tại thị trường Đông Nam Á, năm 2014 Uber chính thức xâm nhập và đổ bộ đến Việt Nam. 

Với sự tự tin trước đó tại các nước Châu Âu, Uber sử dụng lại những chiêu thức và chiến lược tương tự tại các nước Trung Quốc, Ấn Độ, hay Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, chính điều này đã dẫn đến sự thất bại trong chiến lược marketing của ông lớn Uber và cái kết ê chề tại Việt Nam.

Khi bước vào Việt nam, Uber nhanh chóng sử dụng những chiến lược quảng bá cũng như phát triển “đúc” ra từ Mỹ, mà không quan tâm đến pháp luật hay tìm hiểu rõ văn hóa đã dẫn đến cái kết không thể tránh khỏi.  Việc xuất hiện dịch vụ taxi Uber, đã làm cho rất nhiều những hãng taxi truyền thống tại Việt Nam bức xúc và gây nên thế đối đầu.

Do không tìm hiểu trước về pháp luật, nên việc được công nhận về pháp lý là khá khó và hãng taxi hạng sang này gặp rất nhiều vấn đề về pháp luật tại Việt Nam. Với sự tự tin quá mức đã làm cho Uber bị cô lập giữa nhiều hãng xe, hay gây thù với bộ phận những tài xế truyền thống trước đó. Thêm vào việc không hiểu rõ về văn hóa dẫn đến Uber bị cô lập tại thị trường Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là không hề tránh khỏi.

Với dịch vụ tài xế công nghệ, và không sử dụng phương thức thanh toán ngay bằng tiền mặt làm Uber khó có thể chiếm được lòng tin và sự yêu mến từ khách hàng. Quen với thói thanh toán bằng tiền mặt cố hữu đã nhiều năm làm cho việc thất bại là không tránh khỏi.

Bị đánh bại bởi các dịch vụ như Grab, Go-Việt là một cú cản chân dành cho việc không am hiểu thị trường cũng như văn hóa Việt Nam của Uber. Hướng đến phân khúc khách hàng hạng sang trong khi mức độ sống của Việt Nam khá thấp cũng là nguyên nhân thất bại của ông lớn Uber.

So sánh với các hãng xe khác ra đời sau như Be, Grab.. với hình thức thanh toán linh hoạt, dịch vụ đa dạng bao gồm Grab Bike, Grab Car, Grab Food… Tất cả đã tạo nên một trong những chiến lược marketing thất bại ở Việt Nam của một ông lớn trên thế giới.

Thương hiệu cà phê Gloria Jean’s Coffees nổi tiếng ở Úc và cái kết buồn tại làng cà phê Việt

Nối tiếp sai lầm của Uber, là sự kết thúc của chuỗi cà phê thương hiệu Gloria Jean’s của Úc vào cuối tháng 4/2018 vừa qua. Sau hơn 10 năm ra nhập thị trường Việt Nam, cửa hàng cuối cùng của Gloria Jean’s Coffees đã đóng cửa và rút lui khỏi Việt Nam sau nhiều năm gắng gượng những không thành. 

Được nhiều người đánh giá, Việt Nam là mảnh đất màu mỡ về ngành cà phê, và đồ uống đã làm cho nhiều nhà kinh doanh mong muốn được chiếm phần ngon, giống như The Coffee House và Highland Coffee, Starbucks… Tuy nhiên, do sự sai lầm trong cách thâm nhập và lựa chọn một phân khúc khách hàng ít đã làm nên sự thất bại của thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Úc này. 

Nhắm đến đối tượng khách hàng là những khách hàng cao cấp, giới doanh nhân, người thu nhập cao, đại gia…., phân khúc khách hàng khó nhằn, khó tính, yêu cầu cao và không nhiều tại Việt Nam. Tiếp theo đó, sự mờ nhạt, không có hương vị riêng, không có sự đặc biệt. Thêm vào lối làm việc cứng nhắc trong việc nhượng quyền thương hiệu đã làm cho chuỗi cà phê này không có chỗ đứng, không trụ lại được tại Việt Nam.

Không nghiên cứu kỹ thị trường Việt Nam, sự qua loa khi đánh giá thị trường nước ta giống với Thái Lan, Malaysia… Ông Billy Sin, Giám đốc Kinh doanh khu vực châu Á của Gloria Jean’s Coffees đã áp dụng nguyên xi mô hình Gloria Jean’s Coffees tại Úc vào nước ta nên đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chuỗi này.

Có thể nói rằng, thị trường Food & Drink tại Việt Nam là miếng bánh béo bở nhưng không hề dễ xơi. Việc đánh giá thị trường thấp, lựa chọn phân khúc khách hàng không hợp lý đã dẫn đến sự sai lầm một chiến lược marketing thất bại ở Việt Nam của Gloria Jean’s Coffees.

Hãng hàng không AirAsia 3 lần gục ngã tại trước cái thềm luật pháp-chính trị Việt Nam

Một trong những chiến lược marketing thất bại ở Việt Nam không thể kể đến hãng hàng không giá rẻ hàng đầu châu Á AirAsia. Đây là hãng hàng không giá rẻ tại  Kuala Lumpur, Malaysia, với nhiều chuyến bay nội địa và quốc tế sử dụng vé điện tử đầu tiên trong khu vực. Được bình chọn là hãng hàng không giá rẻ tốt nhất trên thế giới vào năm 2009 đã giúp AirAsia có thể đứng vững và đặt chân vào thị phần hàng không của nhiều quốc gia tại Đông Nam Á. 

Nhiều lần mong muốn đặt chân vào Việt Nam những không thành, AirAsia đã thay đổi chiến lược trong việc hợp tác với các tập đoàn của Việt Nam. Vào năm 2007, mong muốn hợp tác với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thành lập hãng hàng không giá rẻ Vina AirAsia của AirAsia cũng không thành.

Muốn nhờ tay của Vinashin để có được các loại giấy phép, sự phê chuẩn của chính phủ để vận hành một hãng hàng không giá rẻ. Tuy nhiên, do Chính phủ Việt Nam không có chủ trương cấp phép cho môt hàng không mới, có vốn đầu tư nước ngoài nên kế hoạch này bị bỏ ngỏ.

Không từ bỏ ý định, cuối năm 2007,  AirAsia quyết tâm đầu tư làm hàng không giá rẻ tại Việt Nam khi vươn cành ô liu với VietJet Air – hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam. Sau nhiều cố gắng, mong muốn cất cánh vào tháng 8 năm 2010 của hãng hàng không VietJet AirAsia bị thất bại do vấp phải sự can thiệp, phản đối của Vietnam Airlines.

Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng AirAsia đành rút vốn khỏi thị trường Việt Nam do không am hiểu về pháp lý của Việt Nam. Nếu muốn vươn cánh tay dài vào Việt Nam, hy vọng lần thứ tư AirAsia sẽ có những chuẩn bị kỹ càng về mặt pháp luật để tránh được những thất bại.

Chiếc điện thoại Bphone của người Việt và sự thất bại trên chính đất mẹ

Và một trong những chiến lược marketing thất bại ở Việt Nam đau đớn nhất chính là của ông lớn BKAV với chiếc điện thoại Bphone. Vốn nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn với phần mềm diệt virus từ những năm 2001, nên khi chuẩn bị cho ra mắt chiếc điện thoại Bphone – smartphone đầu tiên do người Việt sản xuất đã tạo nên tiếng nổ mạnh cho thị trường Việt Nam. 

Tạo được sức ảnh hưởng, gây được tiếng vang lớn, tuy nhiên luôn luôn cố gắng so sánh với Iphone của Apple, cố gắng tranh đua với một sản phẩm của thương hiệu hàng đầu thế giới đã tạo nên hiệu ứng ngược lại. Thay vì có lòng tin với sản phẩm, khách hàng dần dần đặt dấu hỏi lớn về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là những fan của Iphone.

Sau khi ra mắt, với những trải nghiệm và tính năng thua xa Iphone, đã làm khách hàng nghi ngờ về độ trung thực của nhà sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Tất cả những điều đó đã tạo nên sự thất vọng và không đáp ứng được mong chờ đến từ phía khách hàng. Đánh giá nhầm phân khúc, chiến lược marketing sai lầm đã làm cho BKAV vấp ngã ngay trước bước thềm của kinh doanh.

Hy vọng rằng, với những phân tích và chia sẻ về những chiến lược marketing thất bại ở Việt Nam, các bạn đã có được thêm nhiều thông tin hữu ích. Hãy rút ra cho mình những bài học về marketing để có thể tránh được những vết xe đổ trước đó. 

Click to rate this post!

[Total: 0 Average: 0]

Marketing - Tags: