Mix 4P “thượng phong” trong chiến lược Marketing của Grab

Grab là cái tên không còn xa lạ ở thị trường Việt Nam, và là “ông lớn” đi đầu xu hướng đặt xe công nghệ tại Đông Nam Á. Hiện nay, công ty này đang có mặt ở 8 quốc gia trong khu vực, thu hút về lượng khách hàng và tài xế khổng lồ. Ngay từ khi “đặt chân” vào thị trường Việt Nam, Grab  không mất quá nhiều thời gian để trở nên nổi trội và quen thuộc với tất cả người dùng. Thêm vào đó, nhờ có chiến lược tốt, hãng xe này đã nhanh chóng đánh bại và đưa đối thủ Uber ra khỏi thị trường của nước ta. Vậy, chiến lược Marketing của Grab là gì và vì sao nó lại hiệu quả như vậy?

Mục lục

Chiến lược đầu tiên: Sản phẩm ( Product )

Grab dùng chiến lược phối hợp giữa 4P – 4 tiêu chí khác nhau để “đánh chiếm” thị trường tiềm năng lớn như Việt Nam, trong đó, sản phẩm là chữ P đầu tiên. Không cần tìm hiểu sâu, chỉ cần quan sát những dịch vụ và trải nghiệm của hãng xe này cũng có thể thấy khách hàng là ưu tiên lớn của họ. Các sản phẩm luôn được Grab chú trọng và ngày càng đa dạng hóa hơn, giúp người dùng có thêm những trải nghiệm mới. Không chỉ Grab car hay Grab bike, hãng xe này còn cho ra Grab Express, Grab Taxi, Grab Share.

Thêm vào đó, ứng dụng cũng được thiết kế và cài đặt dễ dàng, từ đó giúp người dùng trải nghiệm dễ dàng hơn. Giao diện đơn giản nhưng đầy đủ, phù hợp với nhiều đối tượng để khách hàng nhanh chóng thích nghi. Tính minh bạch, rõ ràng và đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi cũng là ưu điểm lớn của hãng xe này. Ngoài ra, Grab Pay, Grab Award hay Grab Chat cũng được tích hợp để nâng cao trải nghiệm của người dùng.

Chiến lược tiếp theo: Giá cả ( Price )

Trong chiến lược Marketing của Grab, giá cả là yếu tố không thể bỏ qua. Đây cũng là cách để hãng xe này nhanh chóng “độc quyền” thị trường Việt Nam ngay cả khi Uber chưa rút khỏi Đông Nam Á. Đồng thời, sự tiện dụng về cách thức thanh toán và giá cả cũng đã giúp Grab bỏ xa các hãng taxi truyền thống.

Điểm vượt trội của Grab không chỉ ở việc họ cho người dùng biết chính xác mức giá mà khách hàng phải trả thay vì một mức ước lượng như Uber. Thêm vào đó, cho phép khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, một thói quen tiêu dùng của người Đông Nam Á cũng giúp Grab nhanh chóng thu hút khách hàng về mình. Ngoài ra, sử dụng nhiều mã khuyến mại, khuyến khích khách hàng đi nhiều để rẻ hơn và tiết kiệm hơn cũng là chiến lược rất khả dụng của hãng xe này.

Chiến lược Marketing của Grab: Truyền thông ( Promotion )

Tập trung “đánh chiếm” thị trường trên nhiều kênh truyền thông, sử dụng đa phương tiện và đa nền tảng có sẵn là chiến lược của Grab khi mới vào một thị trường mới. Họ tận dụng mọi phương thức để đưa bộ nhân dạng thương hiệu qua màu xanh lá – biểu tượng của Grab đến gần với người dùng qua: YouTube, Instagram, Facebook,…

Ngoài ra, khi đã trở lên quen thuộc với người dùng và thị trường, Grab lại có những chiến lược truyền thông mới rất tích cực và nhanh chóng gây thiện cảm với khách hàng. Những chiến lược này thường tập trung vào yếu tố văn hóa hay những giá trị cộng đồng, gia đình. Có thể kể đến như chiến dịch “Cùng Grab chung tay chở Tết về gần” hay  “Việt Nam sau tay lái” đã nhận được phản hồi rất tốt.

Chiến lược Marketing với P thứ 4: Phân phối ( Place )

Hệ thống hoạt động của Grab được phân phối với hình thức trực tiếp và gián tiếp. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh kết nối với internet, bạn có thể tải miễn phí ứng dụng trên App store hay Google play để sử dụng. Thêm vào đó, số lượng tài xế lớn, được phân bố khắp các địa điểm, vừa tạo sự thuận tiện khu vực hoạt động cho tài xế, vừa giúp khách hàng nhanh chóng được phục vụ.

Với đặc điểm như vậy, thiết kế áo đồng phục trùng với bộ nhận diện thương hiệu của hãng cũng làm Grab xuất hiện ở tất cả mọi nơi. Đây là hình thức vừa giúp truyền thông tốt, hiệu quả mà miễn phí, vừa trở nên gần gũi với khách hàng để họ nhớ tới thương hiệu lâu hơn và an tâm khi sử dụng.

Có thể thấy, với 4P trong chiến lược Marketing của Grab, không khó để hiểu vì sao hãng xe này lại nhanh chóng chiếm được thị trường như vậy. Để có được thành công này, quá trình tìm hiểu chi tiết, tỉ mỉ về truyền thông, văn hóa của một thị trường mới chính là yếu tố tiên quyết.

Click to rate this post!

[Total: 1 Average: 1]

Marketing, Thương hiệu - Tags: